Kiểm tra bề ngoài của ống kính
Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra bên ngoài của ống kính. Bề ngoài của ống kính cần phải đảm bảo là không bị trầy xước quá nhiều, cần phải có những chắc chắn rằng máy không bị va đập, méo mó. Cùng với đó, bạn kiểm tra số series trên ống kính để biết được những thông số của máy.
Ống kính cũ |
• F tượng trưng cho nhà máy sản xuất sản phẩm. Có tất cả 3 nhà máy chính và đều đặt trụ sở tại Nhật Bản. Trong đó, U: Nhà máy Utsunomiya, F: Nhà máy Fukushima, O: Nhà máy Oita.
• U tượng trưng cho năm sản xuất. Lấy A làm năm đầu tiên sản xuất là năm 1986, B là năm 1987,….tiếp theo đến U là năm 2006, V là năm 2007
• 11 là tháng sản xuất ra sản phẩm.
• 05 là mã riêng của Canon không cùng để tính tuổi
Như vậy ta có kết quả của dãy số FU1105 là: Lens Canon được sản xuất tại nhà máy Utsunomiya vào tháng 11 năm 2006.
Do đó, bạn có thể dựa vào thông số này để tính ra được tuổi thọ của ống kính, và biết được đây có phải hàng chính hãng không. Bạn truy cập vào trang website của công ty để đối chiếu.
Kiểm tra cấu trúc của ống kính
Ống kính máy ảnh khi đã sử dụng thường có những lỗi thường gặp là:
• Ống kính quay khó khăn, thậm chí bị kêu cót két và bị rít.
• Ống kính có vẻ không được nối liền với thân máy, bị lệch ra nhiều so với máy ảnh. Lúc này, có thể ống kính đã bị lỗi và bạn tuyệt đối không mua loại sản phẩm này.
Chính vì thế, kiểm tra thật kỹ cấu trúc của ống kính cũng rất quan trọng.
Kiểm tra chất lượng quang học của ống kính
Chất lượng quang học ở đây có nghĩa là bạn dựa vào ánh sáng để kiểm tra ống kính máy. Kiểm tra như thế này để phát hiện những tình trạng của ống kính như nứt, trầy, xước, ống kính bám bụi, bị mù, hay hiện tượng rễ tre,...
Ống kính rễ tre |
Tham khảo trang website http://zshop.vn/blogs/mua-ong-kinh-may-anh-cu-can-luu-y-nhung-gi.html
0 comments:
Post a Comment